Phương pháp tiếp thị hiệu quả đến cộng đồng LGBT

Phương pháp tiếp thị hiệu quả đến cộng đồng LGBT

Bài viết chia sẻ các yếu tố và những điều cần cân nhắc khi làm truyền thông với cộng đồng LGBT ở Mỹ, bao gồm các thông tin và số liệu về cộng đồng này và lí do tại sao các thương hiệu nên chú ý tới họ.

Cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender) là tên gọi chung cho một nhóm đối tượng có sức mua ước tính gần 900 tỷ đô la, dù chỉ chiếm 3,5% dân số Mỹ. Còn về lòng trung thành dành cho thương hiệu, số liệu thống kê cho thấy 70% người trưởng thành của cộng đồng LGBT sẵn sàng trả thêm phí cho sản phẩm từ một công ty hỗ trợ cộng đồng LGBT.

Bản chất của cộng đồng này chính là một bức tranh được ghép từ các cá nhân riêng lẻ chứ không phải là một khối vững chắc; vậy nên các thông điệp phải cụ thể, rõ ràng và minh bạch. Các nhà tiếp thị được khuyến  khích tạo ra một kế hoạch tiếp thị truyền thông (Media plan) có sử dụng hình ảnh cộng đồng LGBT như một phần của bức tranh ấy, cùng với những người không thuộc cộng đồng này.

Các case studies bao gồm Kaiser Permanente, Coca-ColaHoney Maid, cùng với các bài đọc thêm.

Tóm lược

Cộng đồng LGBT đã được đưa vào giới tiếp thị từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên, chỉ  thập kỷ vừa qua, các tập đoàn mới thực sự bắt đầu xem cộng đồng này là một nhóm khách hàng tiềm năng lớn.

Sức mua của cộng đồng LGBT ở Mỹ đạt mức 884 tỷ đô la tính đến năm 2014. Con số này là một con số khá lớn, nhưng khi so sánh với các nhóm thiểu số khác, con số này có ý nghĩ quan trọng hơn rất nhiều.

Các thông tin sau sẽ nhấn mạnh những sự kiện, số liệu quan trọng và chắt lọc nhất về cộng đồng LGBT. Cùng với đó là những lí giải tại sao đây là một nhóm khách hàng tiềm năng mà thương hiệu nên chú ý đến.

Định nghĩa                                                  

LGBT là cụm từ viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender, là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ toàn bộ cộng đồng. Ngoài ra cộng đồng LGBT còn có các từ viết tắt bổ sung như LGBTQ (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender và Queer) hoặc LGBTQIA (LGBT có thêm Queer/ Questioning, Intersex và Asexual / Ally). Các từ viết tắt bổ sung này thường được sử dụng khi tiếp xúc với các đối tượng mục tiêu trẻ hơn, như sinh viên đại học.

Bắt đầu bài viết

Cộng đồng LGBT và những con số

Cộng đồng LGBT là một nhóm khách hàng cực kỳ mạnh mẽ và trung thành. Sau đây là một số dữ liệu quan trọng có thể giúp cho các thương hiệu thấy rõ hơn tại sao việc tiếp thị cho cộng đồng LGBT là đáng giá.

Sức mua của cộng đồng LGBT

Với sức mua ước tính khoảng 884 tỷ đô la trong năm 2014 và quy mô dân số tiềm năng là 9 triệu người chỉ tính ở Hoa Kỳ, cộng đồng LGBT là mảnh đất màu mỡ cho các công ty muốn có nhiều khách hàng trung thành. Ngân sách quảng cáo này thường được gọi là 'đô la hồng' hoặc 'đồng đô la đồng tính'.

Để minh họa cho sức mua khổng lồ của cộng đồng LGBT, dưới đây là sức mua của bốn phân khúc hàng đầu. (Lưu ý: tất cả các số liệu về sức mua đều lấy từ năm 2012 để có thể so sánh một cách chính xác và công bằng nhất).

  • Người Mỹ gốc Tây Ban Nha = 1 nghìn tỷ đô la
  • Người Mỹ gốc Phi = 1,038 tỷ đô la
  • Người Mỹ thuộc nhóm LGBT = 790 tỷ đô la
  • Người Mỹ gốc Á = 718 tỷ đô la

Thoạt nhìn những con số này khá giống nhau và mỗi nhóm có sức mua ngang nhau. Bây giờ hãy xem xét quy mô dân số của từng cộng đồng:

Người Mỹ gốc Tây Ban Nha chiếm 16,7% dân số với 52 triệu người. Người Mỹ gốc Phi chiếm 14,2% dân số với 44,5 triệu người. Người Mỹ thuộc nhóm LGBT chiếm 3,5% dân số với 9 triệu người. Người Mỹ gốc Á chiếm 4,8% dân số với 14,7 triệu người.

Khi phân tích sức mua của mỗi nhóm với số lượng dân số tương ứng, các con số trở nên rất rõ ràng. Người Mỹ thuộc nhóm LGBT có sức mua gấp bốn lần so với người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi, và có sức mua gấp đôi người Mỹ gốc Á. Vì vậy, trong khi người Mỹ thuộc nhóm LGBT là người có quy mô nhỏ nhất dựa trên dân số thực tế, sức mua của họ gấp hai đến bốn lần các cộng đồng khác. Cộng đồng LGBT đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Mỹ và bất kỳ công ty nào không chú ý đến đối tượng tiềm năng này, công ty đó đã bỏ lỡ một cơ hội lớn.

Viện nghiên cứu Williams tại Trường Luật UCLA đã cung cấp rất nhiều dữ liệu tuyệt vời về quy mô của cộng đồng LGBT. Ngoài ra còn có dữ liệu điều tra dân số (2010) liên quan đến cộng đồng LGBT ở Hoa Kỳ. Nó được biên soạn một cách dễ hiểu nhất để mọi người có thể nhìn thấy tình trạng dân số cộng đồng LGBT nơi họ ở trong nháy mắt.

DINKs

Thuật ngữ DINK đề cập đến việc có Thu nhập kép, không có trẻ em (Double Income, No Kids). Nó được dùng cho bất kỳ cặp đôi nào không có con trong khi cả hai người đều đang có việc làm. DINK không nhất thiết phải là người LGBT; tuy nhiên, dữ liệu chỉ ra rằng khoảng dưới 25%  người đồng tính đang sinh sống trong các hộ gia đình đều có con. Nói cách khác, 75% hộ gia đình LGBT không có con.

Báo cáo điều tra dân số năm 2010 từ Viện Williams cho thấy một số con số thú vị:

Có khoảng 7,7 hộ gia đình trong số 1.000 cặp vợ chồng là người đồng tính (Mỹ), 22% các cặp vợ chồng đồng tính đang nuôi con (Mỹ).                  

Dữ liệu này cho thấy nhiều cặp vợ chồng đồng tính là DINK - hộ gia đình có thu nhập kép và không có con. Điều đó có nghĩa là nhiều người trong số họ có dư thu nhập.  Đây là một yếu tố thúc đẩy việc tại sao có nhiều công ty đang dần chú ý đến thị trường LGBT.

Dưới đây là một số số liệu từ Viện Williams từ tháng 4 năm 2011:

Ước tính có khoảng 3,5% người lớn ở Hoa Kỳ nhận định mình là người đồng tính hoặc lưỡng tính và có khoảng 0.03% người lớn ở Hoa Kỳ nhận định mình là người chuyển giới. Những con số này cho thấy có khoảng 9 triệu người Mỹ thuộc cộng đồng LGBT (ngang ngửa dân số của bang New Jersey)

Lòng trung thành của cộng đồng LGBT đối với thương hiệu

Sự trung thành đối với thương hiệu, trong tiếp thị, bao gồm cam kết tiếp tục sử dụng thương hiệu và có thể được thể hiện bằng cách tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc có các hành vi tích cực khác như sẵn lòng tuyên truyền về sản phẩm.

Các số liệu thống kê sau đây đến từ hai nguồn khác nhau, Community Marketing Inc. và Harris Interactive.

55% người tiêu dùng LGBT sẽ chọn các công ty ủng hộ sự đa dạng / bình đẳng cho cộng đồng LGBT. 69% cộng đồng LGBT nói rằng việc mua hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách làm việc thân thiện đối với nhân viên LGBT của thương hiệu.

70% người lớn thuộc cộng đồng LGBT cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một sản phẩm từ một công ty hỗ trợ cộng đồng LGBT. 74% cộng đồng LGBT sẽ cân nhắc sử dụng các thương hiệu hỗ trợ tổ chức phi lợi nhuận/ những mục đích quan trọng đối với người tiêu dùng LGBT. 78% người lớn thuộc cộng đồng LGBT và bạn bè, gia đình và người thân của họ sẽ chuyển sang dùng các thương hiệu thân thiện với cộng đồng LGBT.

Hãy suy ngẫm về những con số đó trong một lúc và nghĩ xem điều này có thể thúc đẩy việc tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận như thế nào. 55% sẽ chọn các công ty ủng hộ sự đa dạng/ bình đẳng cho cộng đồng LGBT. 70% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một sản phẩm từ một công ty hỗ trợ cộng đồng LGBT. Và 78% người lớn thuộc cộng đồng LGBT và bạn bè, gia đình và người thân của họ sẽ chuyển sang dùng các thương hiệu thân thiện với cộng đồng LGBT. Với 1 cách tiếp cận toàn diện và có chiến lược với cộng đồng LGBT, các thương hiệu có thể mở ra cánh cửa kinh doanh đầy tiềm năng cho mình.

Quan trọng

Phá vỡ định kiến về khối cộng đồng

Điều đầu tiên và có thể là điều quan trọng nhất cần biết khi tiếp cận cộng đồng LGBT là đây không phải khối cộng đồng. Nói cách khác, người tiêu dùng LGBT không phải là một nhóm người đông đúc mà là một bức tranh bao gồm các cá nhân riêng lẻ trong một cộng đồng rộng lớn, đa dạng.

Mọi điểm tiếp thị và truyền thông, từ văn hóa công ty đến truyền thông tiếp thị, đều phải thể hiện cụ thể chứ không chỉ tuyên bố chung chung là 'Chúng tôi thân thiện với người đồng tính'. Ví dụ, một quảng cáo khuyến khích một cặp vợ chồng đồng tính nữ trung niên với hai con nhỏ đi du thuyền không nên chứa hình ảnh của những cặp đồng tính nam trẻ trung không mặc áo sơ mi. Thoạt nhìn có vẻ như hai nhóm khác nhau này đều thuộc về cộng đồng LGBT, nhưng thực tế là các thông điệp tiếp thị lại khác nhau khá lớn.

Để dễ hình dung, hãy suy nghĩ về cách tiếp thị sản phẩm khử mùi dành cho nam giới so với sản phẩm dành cho nữ giới. Rõ ràng là quảng cáo của Secret for Her nhắm vào nữ giới và quảng cáo của Old Spice for Men nhắm vào nam giới. Nói một cách khái quát, các thương hiệu khử mùi đang tiếp thị rất cụ thể cho từng đối tượng mục tiêu của họ. Các nỗ lực tiếp thị cho cộng đồng LGBT cũng không có gì khác biệt.

Các nhà tiếp thị thông minh sẽ biết chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi tiếp cận một đối tượng tiềm năng cho thương hiệu của họ; họ sẽ nghiên cứu; xác định các yếu tố nhân khẩu học và tâm lý học chính.

Đây là một trong những cạm bẫy lớn nhất nhưng cũng dễ dàng sửa chữa nhất khi các nhà tiếp thị chuẩn bị tiếp cận cộng đồng LGBT. Vì vậy, khi nhắm mục tiêu đến một gia đình đồng tính nữ mà lại tập trung quảng cáo hình ảnh đồng tính nam không chỉ là hành động vứt tiền qua cửa sổ, mà nó còn gửi đi thông điệp là các nhà tiếp thị không thực sự biết họ đang làm gì, bởi vì họ đang quy chụp cả cộng đồng vào định kiến khối cộng đồng “người LGBT cần tiếp cận”. Cách tiếp cận này khá vô nghĩa. Vậy nên nếu các nhà tiếp thị coi cộng đồng LGBT như là một khối cộng đồng không có sự phân biệt thì thà rằng họ không làm bất cứ điều gì còn tốt hơn.

Tiếp thị bao quát

Sự “đa dạng” và “bao quát” là hai thuật ngữ thường được dùng trong cùng một câu. Chúng có điểm tương đồng nhưng thật ra chúng khá khác nhau. Sự đa dạng, trên thực tế là sự khác biệt: nó xác định các quần thể đa dạng như chủng tộc, dân tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, biểu hiện giới tính, khuyết tật, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo và tình trạng kinh tế xã hội. Đây là tất cả các hình thức của sự đa dạng. Bất  cứ yếu tố nào đều có thể là cơ sở cho một chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, sự bao quát là một loại cảm giác - một cách sống. Nó yêu cầu phải có hành động thiết thực . Và để có thể tiếp thị hiệu quả cho cộng đồng LGBT, sự đa dạng và bao quát phải đi đôi với nhau.

Rất nhiều công ty và doanh nghiệp đã hoặc đang tiếp thị sản phẩm của mình cho các cộng đồng đa dạng dựa trên phân khúc đối tượng. Họ phân nhỏ thị trường mục tiêu của  mình và có các thông điệp riêng khi tiếp cận từng cộng đồng. Ví dụ: một công ty có thể đã tiếp thị cho cộng đồng LGBT với hai chiến dịch quảng cáo khác nhau rõ ràng - một cho đối tượng thị trường chung và một cho đối tượng LGBT của họ. Chiến dịch quảng cáo được thiết kế riêng cho đối tượng LGBT chỉ có thể được thấy trên các kênh truyền thông của cộng đồng LGBT. Chiến dịch có thể thay thế cộng đồng LGBT bằng bất kỳ cộng đồng nào khác và các yếu tố vẫn sẽ được giữ nguyên. Không có gì sai khi tạo các chiến dịch quảng cáo riêng biệt để tiếp cận các nhóm người riêng biệt. Tuy nhiên, có một cách hiệu quả hơn để làm điều này.

Tiếp thị bao quát là hành động mang tính bao quát trong các nỗ lực tiếp thị cho cộng đồng LGBT. Xu hướng hiện tại đang chỉ ra đây là sự lựa chọn thông minh. Ý tưởng của chiến lược này là tạo ra một kế hoạch tiếp thị và truyền thông dựa trên sự bao quát, thay vì tạo ra các kế hoạch riêng biệt cho các đối tượng riêng biệt. Vì vậy, thay vì cô lập một đối tượng cụ thể như người tiêu dùng LGBT, các công ty đang bắt đầu đưa cộng đồng LGBT vào quảng cáo chính thống của họ. Hai thương hiệu thực hiện tốt điều này trong những năm gần đây là Coca-ColaMondelez 'Honey Maid (xem case studies bên dưới).

Các chiến dịch quảng cáo này không hề mang tính cách mạng. Nhưng cả hai thương hiệu đều nêu bật các cá nhân thuộc cộng đồng LGBT trong quảng cáo của họ cùng với các cá nhân khác. Trong k quảng cáo Coca-Cola thể hiện tính đa dạng của Mỹ khi có sự xuất hiện của hai ông bố đồng tính trượt băng với con gái của họ, thì Honey Maid cho thấy hình ảnh một cặp đôi đồng tính nam ôm ấp đứa con mới sinh của họ cùng với nhiều thành phần gia đình khác trong quảng cáo "This is wholesome ". Sử dụng hình ảnh cộng đồng LGBT như một phần của cảnh quan văn hóa cùng với những người không thuộc cộng đồng LGBT khác là tiếp thị bao quát, điều mà mỗi công ty đều có thể thực hiện.

Chân thực và minh bạch

Khi cân nhắc làm tiếp thị cho cộng đồng LGBT, mọi việc thương hiệu làm nên chân thực và minh bạch. Nếu không, tỷ lệ thành công có thể khá thấp. Người tiêu dùng LGBT rất có ý thức trong chuyện thương hiệu đang - hoặc không đang - làm gì cho cộng đồng LGBT. Điều này bao gồm cách công ty sử dụng những người từ cộng đồng LGBT cũng như văn hóa tổng thể của công ty.

Nói chung, cử chỉ hời hợt hoặc hành động cho có là không đủ. Và thời đại của mạng xã hội khiến cho các thương hiệu rất khó để giả vờ hoặc thực hiện các hành vi giả tạo.

Chính vì vậy, trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động tiếp thị nào, điều quan trọng là phải đánh giá những gì đang diễn ra trong nội bộ. Một thương hiệu muốn làm kinh doanh với cộng đồng LGBT nên xem xét hợp tác với cộng đồng này. Khi quan sát mức độ hiểu biết của người tiêu dùng LGBT, tính chân thực và minh bạch của thương hiệu là hai  yếu tố hàng đầu. Một thương hiệu không thể đơn giản chỉ tuyên bố là  mình hỗ trợ cộng đồng LGBT mà không kiểm tra văn hóa công ty của mình trước. Thông tin trong cộng đồng LGBT được truyền miệng một cách nhanh chóng, vì vậy nếu một công ty không hỗ trợ cộng đồng LGBT trong nội bộ thì cộng đồng LGBT rộng lớn hơn sẽ biết về điều đó. Điều này có thể làm cho tất cả nỗ lực tiếp thị đến cộng đồng LGBT mới trở nên vô dụng.

Danh sách nhắc nhở

5 Mẹo nhanh để tiếp thị hiệu quả đến cộng đồng LGBT

1) Điều chỉnh thông điệp của bạn

Việc tiên quyết là bạn phải biết khán giả của mình là ai. Ví dụ: việc đặt quảng cáo trong ấn phẩm cụ thể về LGBT nhưng lại thể hiện hình ảnh cặp đôi bình thường sẽ làm mất đi lượng khán giả LGBT. Việc không điều chỉnh thông điệp cho thấy sự thiếu hiểu biết về đối tượng mục tiêu. Các thương hiệu không sử dụng cùng một quảng cáo và thông điệp cho toàn bộ thị trường. Một cách hay để hiểu khách hàng LGBT là thuê nhân viên đến từ cộng đồng LGBT. Bạn có thể hỏi ý kiến của nhân viên LGBT về các sáng kiến tiếp thị. Điều quan trọng cần lưu ý là ý kiến của một người LGBT không đại diện cho toàn bộ cộng đồng, nhưng nó có thể cung cấp cái nhìn căn bản về cộng đồng.

2) Phải tinh tế   

Khi thiết kế quảng cáo dành riêng cho cộng đồng LGBT, hãy tinh tế. Không có gì đáng ghét hơn là nhìn thấy một công ty đưa hình cầu vồng lên  một mẫu quảng cáo bình thường của họ và tuyên bố "Chúng tôi thân thiện với người đồng tính". Cộng đồng LGBT không cần phải nhìn thấy hình ảnh cầu vồng để biết một thương hiệu ủng hộ cộng đồng LGBT. Chỉ cần sử dụng hình ảnh một cặp đôi LGBT cùng với một cặp vợ chồng bình thường trong một quảng cáo là đã mang lại  kết quả tốt hơn nhiều. Sự tinh tế cho thấy doanh nghiệp của bạn có sự bao quát thay vì là bắt buộc.

3) Có tính bao quát

Kaiser Permanente, tập đoàn chăm sóc sức khỏe của Mỹ, thể hiện sự bao quát tuyệt vời. (Xem Case studies bên dưới). Các quảng cáo trên tạp chí Time cho thấy sự ủng hộ dành cho cộng đồng LGBT cùng với các cộng đồng khác. Mặc dù quảng cáo trong các ấn bản cụ thể của cộng đồng LGBT là tốt, bạn vẫn nên quảng cáo hình ảnh của cộng đồng LGBT trên các phương tiện chính thống như Time, USA Today hoặc Tạp chí Doanh nhân. Cộng đồng LGBT có mặt ở khắp nơi. Họ cũng xem và nghe quảng cáo giống như bao người khác. Khi một thương hiệu sẵn sàng phơi bày bản thân để cho toàn bộ khán giả biết rằng họ ủng hộ cộng đồng LGBT, nó thể hiện thành ý thực sự.

4) Đừng lo lắng về những định kiến

Định kiến là một thất bại. Thay vì tìm hiểu lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ giành chiến thắng trong cuộc chiến định kiến, hãy tập trung vào một điều: tính chân thực. Khi tạo chiến dịch quảng cáo, đừng sử dụng hình stock mà hãy sử dụng những người LGBT thực sự. Có rất nhiều hình stock của cộng đồng LGBT, và rất có thể họ là những người mẫu mà hàng trăm công ty khác đang sử dụng để đại diện cho cộng đồng LGBT. Đầu tư, làm đúng, và sử dụng một số hình ảnh LGBT chân thực. Hãy trở nên sáng tạo— tổ chức 1 cuộc thi với khách hàng hiện tại và yêu cầu họ gửi ảnh của bản thân. Và bạn sẽ ngạc nhiên bởi số lượng và chất lượng của hình ảnh nhận được.

5) Nếu bạn đã làm, hãy cho mọi người thấy

Các thương hiệu có các hành động đã được nhìn nhận trong cộng đồng LGBT nên thể hiện điều đó! Bạn đã rất cố gắng để được công nhận, vì vậy hãy gặt hái những lợi ích từ việc có lập trường tiến bộ như vậy.

Case studies

Tiếp thị cho cộng đồng LGBT, Kaiser Permanente

ARF – Kiến thức trong tầm tay, 2013

Năm 2011, Kaiser Permanente đã sản xuất một mẩu quảng cáo báo in xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông chính thống. Quảng cáo không mang tính cách mạng; nó đơn giản chỉ sử dụng hình ảnh những người trong cộng đồng LGBT cùng với những người khác. Nó sử dụng hình ảnh một gia đình đa chủng tộc và đa văn hóa lớn, trong đó có một cặp đôi LGBT, cũng như một người khuyết tật. Điều quan trọng mà quảng cáo này muốn nói là cộng đồng LGBT cũng là một phần của cuộc sống gia đình và họ không nên bị đối xử khác biệt.

Coca-Cola: It's beautiful

Giải thưởng Warc cho hạng mục Chiến lược Xã hội, 2015

Năm 2014, Coca-Cola phát hành quảng cáo "It's beautiful" trong chương trình Super Bowl. Quảng cáo này giới thiệu một nhóm người Mỹ đến từ mọi chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, giới tính và khuynh hướng tình dục. Bài hát America The Beautiful là nhạc nền của quảng cáo. Giống như Kaiser Permanente, 3 năm trước, quảng cáo này không mang tính cách mạng. Tất cả chỉ đơn giản là đưa người Mỹ thuộc cộng đồng LGBT vào một quảng cáo được thiết kế để kỷ niệm sự đa dạng hóa của nước Mỹ. Thông điệp chính trong tất cả quảng cáo bao gồm tất cả cộng đồng, trong đó có LGBT, chứ không chỉ nhét họ vào một góc riêng của cộng đồng LGBT.

Honey Maid: Turning hate into love

Giải thưởng Warc cho hạng mục Chiến lược Xã hội, 2015

Trong năm 2014, Honey Maid, một thương hiệu đồ ăn nhẹ, phát hành chiến dịch "This is wholesome" trong một nỗ lực nhằm gầy dựng lại hình ảnh thương hiệu. Chiến dịch bao gồm một loạt các gia đình, từ punk rockers đến các cặp vợ chồng đa sắc tộc đến các ông bố đồng tính. Giống như Kaiser PermanenteCoca-Cola, Honey Maid chỉ đơn giản minh họa cho ý nghĩa của việc trở thành một gia đình trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên, điều khiến Honey Maid trở nên khác biệt là cách họ xử lý những lời chỉ trích khi sử dụng hình ảnh một cặp đôi đồng tính. Số ít người tiêu dùng cảm thấy bị xúc phạm khi Honey Maid thể hiện sự ủng hộ đối với cộng đồng LGBT. Thương hiệu đã thuê hai nghệ sĩ in ra tất cả các tin nhắn căm thù trên mạng xã hội và cuộn chúng lại thành hình trụ, rồi ghép chúng lại thành chữ 'Love'. Hành động này nhận được cơn mưa lời khen, khi biến sự căm thù thành tình yêu thương bao la. Video về tác phẩm nghệ thuật này được lan truyền rộng rãi. Honey Maid giữ vững lập trường của mình và kết quả là họ đã được khen thưởng  một cách tích cực.

Đăng ký theo dõi chúng tôi để nhận thêm những tin tức hữu ích.