Facebook và Google đang thay đổi ngành công nghiệp du lịch như thế nào ?
- share
- copy link
Facebook và Google đang thay đổi ngành công nghiệp du lịch như thế nào ?
Với những công nghệ hiện đại , việc đặt phòng khách sạn và lên kế hoạch cho chuyến đi đang dần thay đổi.
Công nghệ không chỉ thay đổi phương thức kinh doanh của các hãng du lịch mà còn thay đổi thời điểm mà họ làm điều đó. Sau những năm tháng tập trung mạnh mẽ vào việc chuyển đổi cách thức vận hành, các công ty du lịch bắt đầu tiếp cận du khách sớm hơn, vào thời điểm mà khách hàng đang tìm kiếm và nghiên cứu những lựa chọn có sẵn. Những hành động như: kết nối với khách hàng một cách sâu sắc trước khi họ bước vào “phễu bán hàng”, hướng dẫn họ tận tình, và tạo ra một trải nghiệm mang đậm tính cá nhân, sẽ mang về những lợi ích không ngờ cho các hãng du lịch.
Bằng cách tạo tác động sớm hơn trong quá trình tìm hiểu, các hãng du lịch sẽ dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng khi họ chuyển qua quá trình mua sắm. Việc này không chỉ đem lại kết quả tốt hơn mà còn khiến du khách cảm thấy vui vẻ hơn. Theo một báo cáo chung năm 2017 của Phocuswright và Google, gần 60% du khách tin rằng thương hiệu nên cá nhân hóa việc tiếp thị của họ dựa trên sở thích cá nhân hoặc các hành vi trong quá khứ của khách hàng. Và đối với thế hệ Millennials, đó gần như là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, theo báo cáo về ‘Sự chuyển đổi Kĩ thuật số” của Skift năm 2017, khi để các công ty du lịch tự đánh giá bản thân về mức độ cá nhân hóa, chỉ có khoảng 12% đánh giá 5 sao và 75% đánh giá họ đạt 3 sao hoặc ít hơn. Điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều khoảng trống cần cải thiện.
Sự khác biệt mà công nghệ mang lại chính là những giải pháp của Google và Facebook. Chúng không chỉ thúc đẩy việc kinh doanh của các thương hiệu, mà còn giúp cho du khách đạt được nhiều hơn những gì họ muốn, vào đúng thời điểm họ cần. Đó chính là khoảnh khắc hiếm hoi khi cả hai bên đều đạt được thứ mình muốn.
Tính năng Gợi ý Du lịch của Facebook (Facebook’s Trip Consideration)
Ra mắt vào tháng 3 năm nay, tính năng Gợi ý Du lịch mang đến một cơ hội tiếp thị mới cho các hãng du lịch, cho phép họ “tối ưu hóa sự phân phối quảng cáo tới những người có ý định đi du lịch nhưng chưa tìm được điểm đến cụ thể”.
Thông qua Facebook và Instagram của người dùng, hoặc những hành vi tương tác của họ, các ứng dụng này sẽ tự xác định mong muốn được đi du lịch của người dùng và chuyển giao danh sách những người dùng đó tới thương hiệu. Với việc có thể tiếp cận người tiêu dùng khi họ chỉ đang trong quá trình tìm hiểu, thương hiệu có thể dẫn dắt họ vào “Phễu bán hàng” và tiếp tục tiếp cận họ thông qua các quảng cáo động (Ví dụ như Videos hoặc nội dung mang tính tương tác) để tạo ra thêm nhiều hành vi tiêu dùng trong tương lai.
Những giải pháp mà Google và Facebook đưa ra không chỉ thúc đẩy việc kinh doanh của các thương hiệu mà còn giúp cho du khách đạt được nhiều hơn những gì họ muốn vào đúng thời điểm họ cần.
Điều mà thương hiệu nhận được chính là sự cân nhắc, lựa chọn càng sớm càng tốt đối với những khách hàng tỏ ra quan tâm tới chuyện đi du lịch. Song song với đó, điều mà du khách nhận được chính là được tiếp cận với những lựa chọn du lịch, thương hiệu, và dịch vụ mà họ chưa từng nghĩ đến, thông qua mạng xã hội (nơi mà hầu hết người sử dụng dùng để tìm kiếm gợi ý/nguồn cảm hứng).
Google tạo ra những bước tiến (lớn) trong ngành du lịch
Trong lúc xoay sở nhiều lần để tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc hơn trong ngành du lịch, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực tìm kiếm có thể đã tìm ra 2 lợi thế cạnh tranh.
Tính năng Quảng cáo Khách sạn của Google cho phép thương hiệu đưa ra mức giá đặc biệt dành cho những khách hàng đăng kí tham gia chương trình khách hàng thân thiết. Mức giá đặc biệt này xuất hiện trên cùng một vị trí với mức giá của các trang công ty du lịch trực tuyến, giúp cho thương hiệu mang tính cạnh tranh nhiều hơn.
Để bắt kịp xu hướng công nghệ, Google đã cho ra mắt một loạt thay đổi về giao diện trên các thiết bị di động. Theo báo cáo về Sự chuyển đổi Kĩ thuật số của Skift năm 2017, chỉ có khoảng hơn ¼ du khách nói rằng họ ưa thích dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng để tìm kiếm dịch vụ và địa điểm du lịch.
Một trong những tính năng được Google cho ra mắt là “Xu hướng giá”, cung cấp cho người dùng thông tin về mức giá của khách sạn trong vòng 90 ngày. Điều này giúp họ có được những thông tin quan trọng ngay từ quá trình lên kế hoạch và, trong lý thuyết, sẽ thu hút khách hàng tiềm năng cho những khách sạn có mức giá cạnh tranh. Tính năng “Hiển thị tất cả” trên nền tảng di động của Google cung cấp danh sách hoàn chỉnh những khách sạn phân chia theo khu vực địa lí dựa trên các thương hiệu mà người dùng ưa thích.Ví dụ, du khách có thể tìm thấy danh sách các khách sạn Hyatt ở Miami hoặc danh sách các khách sạn Marriott ở Omaha.
Với những thay đổi của Google, các khách sạn cuối cùng cũng có thể cân bằng giữa hai mặt trận máy tính để bàn và thiết bị di động, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng trong một môi trường di động ngày càng cạnh tranh. Xem xét việc đầu tư vào công nghệ của Google là 1 cách để giúp cho các khách sạn đẩy mạnh việc tiếp thị trên di động, đồng thời củng cố chiến lược thương hiệu trên các thiết bị di động. Về phía du khách, họ nhận được mức giá cạnh tranh ngay trong quá trình tìm kiếm, khác hẳn với các trang khác (thông thường du khách chỉ nhận được mức giá cạnh tranh sau khi đã trải qua rất nhiều quá trình và buộc phải truy cập vào trang web của thương hiệu).
Các hãng du lịch có rất nhiều lí do để cảm thấy vui mừng sau không biết bao nhiêu năm phải cạnh tranh khốc liệt với bên thứ 3 trong vấn đề phân chia lợi nhuận và quyền sở hữu các mối quan hệ với khách hàng. Phần lớn công nghệ tân tiến thúc đẩy sự tìm tòi cao hơn ngay từ đầu, thúc đẩy việc đặt phòng trực tiếp và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.